Part 1: BACKGROUND, CONDITIONS AND PROCEDURES
(Cuộn xuống để đọc tiếng Việt)
1. Introduction to the background in regulation on the recognition and enforcement of foreign arbitration awards in Vietnam.
The New York Convention on the recognition and enforcement of foreign arbitral awards (Convention) is considered the international treaty with the most participating parties, as well as the widest coverage in the field of international trade arbitration, establishing a “general threshold” that all member states must comply once they have signed or ratified it.
Article III of the Convention emphasizes: “Each Member State shall recognize (foreign) arbitral awards as binding and enforce them in accordance with the rules of procedure of the territory where the award is relied upon, under the conditions laid down in the following articles of the Convention. They shall not impose substantially more onerous conditions or higher fees or charges on the recognition or enforcement of arbitral awards to which this Convention applies than are imposed on the recognition or enforcement of domestic arbitral award”.
Therefore, the Convention cedes to assign the institutional work, the method of work to the law of the Member State to the Convention and the place of consideration for recognition and enforcement. However, the basic and minimum condition which are listed in Convention must not be violated by the national law of Member States.
According to provisions of Vietnamese law, the procedure for the recognition and enforcement of foreign arbitration awards are stipulated in the Civil Procedure Code No. 92/2015/QH13. Furthermore, the object of consideration for recognition is “foreign arbitral awards”, thus the Law on Commercial Arbitration, specifically the Law on Commercial Arbitration No. 54/2010/QH12 and its enforcement guidelines may be applied during the application review process.
2. Conditions on the recognition and enforcement of foreign arbitral awards in Vietnam
2.1 Circumstances for the recognition and enforcement of foreign arbitral awards in Vietnam
According to Clause 1 Article 424 of the Civil Procedure Code 2015, Vietnamese courts consider applications for recognition and enforcement in Vietnam for foreign arbitral awards in the following two circumstances:
(i) On the basis of international treaties: awards of foreign arbitrators whose country and the Socialist Republic of Vietnam are contracting parties to a treaty on recognition and enforcement of foreign arbitral awards;
(ii) On a reciprocal basis: foreign arbitral awards whose country is not a member in a treaty on recognition and enforcement which Vietnam is a member.
2.2 Conditions of recognition and enforcement of foreign arbitral awards
According to Clause 2 Article 424 of the Civil Procedure Code 2015, in order for a foreign arbitral award a to be recognized and enforced in Vietnam, the awards must satisfy the following conditions:
(i) The awards settle the whole content of the dispute;
(ii) The awards are the final ones of the arbitration council;
(iii) The awards terminate arbitral proceedings;
(iv) The awards have taken effect.
2.3 Relevance to Vietnam in enforcement of awards
The feature of “relevance to Vietnam” is specified in Article 425 of the Civil Procedure Code 2015, accordingly the foreign arbitral awards are only recognized and enforced in Vietnam in the below cases:
(i) The judgment debtor is an individual resides or works in Vietnam;
(ii) The judgment debtor is an agency or organization is headquartered in Vietnam;
(iii) Property related to the enforcement of a foreign arbitral award is located in Vietnam at the time of request.
2.4 Time limit for filing a written request for recognition and enforcement
According to Article 451 of Civil Procedure Code 2015 stipulate: “Within 3 years from the date a foreign arbitral award takes legal effect, the judgment creditor or a person with related lawful rights or obligations or his/her lawful representative may file a written request with the Vietnamese Ministry of Justice in accordance with a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party or, in case the treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party does not so prescribe or there is no relevant treaty, with a competent Vietnamese court prescribed by this Code to request the latter to recognize and enforce such foreign arbitral award in Vietnam”. However, in case that a requesting person can prove that due to a force majeure event or an objective obstacle he/she cannot file his/her written request within the time limit prescribed in Clause 1 of this Article, the duration in which the force majeure event or objective obstacle does not include in the time limit for filing a written request.
2.5. The right of filling a written request to recognize and enforce foreign arbitral awards of the applicant
According to Clause 1 Article 425 of Civil Procedure Code 2015 stipulates that there are 02 subjects who have the right to fill a written request to recognize and enforce foreign arbitral awards, including:
(i) The judgment creditor; or
(ii) His/her lawful representative.
3. The procedure for recognition and enforcement of foreign arbitral awards in Vietnam in accordance with regulations of Civil Procedure Code 2015
3.1 Step 1: To determine the jurisdiction of the court on acceptance of and settle a written request
(i) To determine the jurisdiction of the court: The recognition and enforcement of foreign arbitral awards is one of the group of business or commercial matters as specified in Clause 5 Article 31 of Civil Procedure Code 2015. Therefore, regarding Point c Clause 2 Article 35, Point b Clause 1 Article 37, Point a Clause 3 Article 38 Civil Procedure Code 2015, the jurisdiction of the court on consideration for a written request on recognition and enforcement of foreign arbitral awards is the Economic Court of a provincial-level people’s court.
(ii) To determine the territorial jurisdiction of the court: Regarding the Point e Clause 2 Article 39 of Civil Procedure Code 2015, the jurisdiction of the court to settle civil cases shall be the place which:
§ The judgment debtor is an individual resides or works;
§ The judgment debtor is an agency or organization is headquartered;
§ Property related to the enforcement of a foreign arbitral award.
3.2 Step 2: Drafting and filling a written request
A written request shall be in Vietnamese, drafted as sample with principal contents (Article 433 of Civil Procedure Code 2015):
(i) Full name and address of residence or workplace of the judgment creditor or his/her lawful representative; or name and address of the head office of the judgment creditor being an agency or organization;
(ii) Full name and address of residence or workplace of the judgment debtor; or name and address of the head office of the judgment debtor being an agency or organization; in case the judgment debtor being an individual has no residence or workplace in Vietnam or the judgment debtor being an agency or organization with no head office in Vietnam, the written request must specify the address of the place where the property is located and its types relating to the enforcement of foreign arbitral awards in Vietnam;
(iii) Requests of the judgment creditor.
A written request in a foreign language shall be enclosed with its lawfully notarized or certified Vietnamese translation.
A written request to recognize and enforce foreign arbitral awards and below documents (Article 434 of Civil Procedure Code 2015) are to be submitted to the competent court determined at Step 1:
(i) A written request to recognize and enforce foreign arbitral awards in connection with the Convention 1958, papers and documents are specified in Convention 1958.
(ii) In the case that there is no convention or such convention does not stipulate, a written request to recognize and enforce foreign arbitral awards shall be accompanied with the below documents:
§ The original or a lawfully notarized certified copy of the judgment of the foreign court;
§ The original or a lawfully notarized certified copy of the agreement from both parties.
If the awards of arbitration and agreement was not made in Vietnamese, the applicant shall produce a translation of these which shall be lawfully notarized/certified. According to the Convention 1958, the translated version shall be certified and confirmed by an official or sworn translator or by a diplomatic or consular agent (Article IV Convention 1958).
A written request to recognize and enforce foreign arbitral awards can be delivered in the two following ways:
(i) To submit a written request to Ministry of Justice in accordance with a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and the Ministry of Justice shall deliver such written request to a competent Vietnamese court after inspecting them (Clause 1 Article 451 and Article 454 of Civil Procedure Code 2015);
(ii) In other cases, meaning there is no any treaty or no any regulation on delivering a written request to Ministry of Justice, the written request can be submitted directly to a competent Vietnamese court (Clause 1 Article 451 of Civil Procedure Code 2015).
3.3 Step 3: Processing the written request
Upon receiving a written request, the Court shall immediately issue a written certification of the receipt to the applicant in the case of direct submission, send a notice of the receipt to the applicant within 2 working days after receiving it in the case of submitting by postal service, immediately notify the receipt to the applicant via its e-portal in the case of online submission (Clause 1 Article 191 of Civil Procedure Code 2015).
Within 3 working days after receiving a written request, the Chief Justice of the Court shall assign a judge to handle the written request (Clause 1 Article 363 of Civil Procedure Code 2015).
Within 7 working days after receiving the written request, the judge shall consider such written request (Clause 2 Article 363 of Civil Procedure Code 2015) and make one of the following decisions:
(i) To request the applicant to amend and supplement to the written request if it lacks any details in accordance with regulation;
(ii) To return the written request and accompanying documents, evidence and written notify and the reasons for returning;
(iii) To proceed to the procedure for accepting cases when the written request and documents, evidence meet the requirement on acceptance.
Within 3 working days after accepting a written request, the competent court shall notify in writing to the judgment creditor (the applicant) and the judgment debtor (or their lawful representatives in Vietnam), relevant right and obligation subjects, the same - level procuracy and the Ministry of Justice (Article 455 of Civil Procedure Code 2015).
Preparation for consideration of a written request: the time limit of preparing the consideration of the written request shall not exceed 2 months from the date of acceptance, in the necessity of explaining unclear matters in the written request by the judgment creditor, the time limit for preparation for consideration may be extended but must not exceed 2 months (Clause 1 Article 457 of Civil Procedure Code 2015).
When the time limit of preparing the consideration of the written request is over, the Court shall make a decision on opening a meeting to consider the written request. The meeting shall be convened within 20 days after issuing the decision to open such meeting (Clause 1 Article 457 Civil Procedure Code 2015).
The court shall deliver the case file to the same - level procuracy for more thorough research at least 15 days before the opening of the meeting (the time limit for the procuracy to study case files is 15 days); past this time limit, the procuracy shall return the case file to the court for the meeting (Clause 1 Article 457 Civil Procedure Code 2015).
3.4 Scope of consideration
The scope of consideration of a written request is specified in Clause 4 Article 458 Civil Procedure Code 2015:
(i) When considering a written request for recognition and enforcement, the Panel may not re-try the dispute on which the foreign arbitrator has rendered an award.
(ii) The court may only examine and compare the foreign arbitral award and the papers and documents accompanying the written request with the provisions of Chapters XXXV and XXXVII of this Code, other relevant provisions of Vietnamese law and a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party as a basis for issuing a decision on recognition or non-recognition of such award.
PHẦN 1: BỐI CẢNH, CÁC ĐIỀU KIỆN & THỦ TỤC
1. Giới thiệu bối cảnh của quy định công nhận & thi hành (“CNVCTH”) phán quyết trọng tài nước ngoài (“TTNN”) tại Việt Nam.
Công ước New York về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài (Công ước), được xem là điều ước quốc tế có nhiều thành viên tham gia nhất, cũng như có tầm bao phủ rộng nhất trong lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế, thiết lập một “mức sàn” tối thiểu mang tính nền tảng mà mọi quốc gia thành viên đều phải tuân thủ khi đã tham gia ký kết hoặc phê chuẩn.
Điều III Công ước nhấn mạnh: “Các quốc gia thành viên sẽ công nhận các phán quyết trọng tài (nước ngoài) là có hiệu lực ràng buộc và cho thi hành các phán quyết này theo những nguyên tắc tố tụng của nơi mà phán quyết được xem xét công nhận và cho thi hành, theo các điều kiện nằm trong những điềukhoản tiếp theo của Công ước New York. Pháp luật quốc gia không được áp đặt những điều kiện phức tạp hơn, hoặc phí/chi phí liên quan đến việc công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN chịu sự điều chỉnh của Công ước New York cao hơn việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài trong nước”.
Như vậy, Công ước nhường lại việc quy định cụ thể quy trình, phương cách cho pháp luật của quốc gia thành viên của Công ước và là nơi xem xét công nhận và cho thi hành. Tuy nhiên, các điều kiện cơ bản, tối thiểu mà Công ước đã liệt kê thì pháp luật quốc gia thành viên không được xâm phạm.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thủ tục CNVCTH phán quyết TTNN đã được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 (“BLTTDS”). Ngoài ra, đối tượng của quá trình xem xét công nhận là “phán quyết của TTNN”, do vậy pháp luật về trọng tài thương mại, cụ thể là Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này có thể sẽ được áp dụng trong quá trình xem xét đơn yêu cầu.
2. Các điều kiện để CNVCTH phán quyết TTNN tại Việt Nam.
2.1 Thuộc trường hợp được CNVCTH tại Việt Nam
Theo Khoản 1 Điều 424 BLTTDS năm 2015, Toà án Việt Nam xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trong 02 trường hợp gồm:
(i) Trên cơ sở điều ước quốc tế: là những phán quyết của TTNN mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về CNVCTH phán quyết của TTNN;
(ii) Trên nguyên tắc có đi có lại: là những phán quyết của TTNN ở những nước không là thành viên của điều ước quốc tế về CNVCTH phán quyết của TTNN mà Việt Nam là thành viên.
2.2 Điều kiện của phán quyết
Theo khoản 2 Điều 424 BLTTDS 2015, để CNVCTH tại Việt Nam, phán quyết của Trọng tài nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện sau:
(i) Phán quyết đó phải giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp;
(ii) Là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài;
(iii) Phán quyết đó sẽ đưa đến việc chấm dứt tố tụng trọng tài;
(iv) Phán quyết có hiệu lực thi hành.
2.3 Việc thi hành phán quyết là có liên quan đến Việt Nam
Tính “có liên quan đến Việt Nam” được quy định tại Điều 425 BLTTDS, cụ thể phán quyết của TTNN được yêu cầu CNVCTH tại Việt Nam khi:
(i) Cá nhân phải thi hành phán quyết cư trú, làm việc tại Việt Nam;
(ii) Cơ quan, tổ chức phải thi hành phán quyết có trụ sở chính tại Việt Nam;
(iii) Tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của TTNN có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.
2.4 Nộp đơn yêu cầu CNVCTH trong thời hạn luật định
Điều 451 BLTTDS quy định: “Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày phán quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan để yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó”. Tuy nhiên trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.
2.5. Người nộp đơn phải có quyền nộp đơn yêu cầu CNVCTH
Khoản 1 Điều 425 BLTTDS quy định 02 đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu CNVCTH phán quyết TTNN gồm:
(i) Người được thi hành; hoặc
(ii) Người đại diện hợp pháp của người được thi hành.
3. Thủ tục CNVCTH phán quyết TTNN tại Việt Nam theo quy định của BLTTDS 2015
3.1 Bước 1: Xác định đúng tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết đơn yêu cầu
(i) Xác định cấp Tòa án có thẩm quyền: Loại việc CNVCTH phán quyết của TTNN thuộc nhóm vụ việc kinh doanh thương mại được quy định tại khoản 5 Điều 31 BLTTDS 2015. Do đó, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 37, điểm a khoản 3 Điều 38 BLTTDS 2015 thì Tòa án có thẩm quyền xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(ii) Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ: Theo điểm e khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi:
§ Cá nhân phải thi hành án cư trú hoặc làm việc;
§ Cơ quan hoặc tổ chức phải thi hành án có trụ sở;
§ Có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
3.2 Bước 2: Soạn và nộp đơn yêu cầu
Đơn yêu cầu phải bằng tiếng Việt, được soạn theo mẫu có các nội dung chính (Điều 433 BLTTDS 2015):
(i) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;
(ii) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của TTNN tại Việt Nam;
(iii) Yêu cầu của người được thi hành.
Nếu đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Gửi đơn yêu cầu CNVCTH kèm với Giấy tờ, tài liệu gửi (Điều 434 BLTTDS) sau đây đến tòa án có thẩm quyền đã được xác định tại Bước 1:
(i) Đơn yêu cầu CNVCTH phán quyết của TTNN theo Công ước 1958 thì các giấy tờ, tài liệu kèm theo được quy định trong Công ước 1958.
(ii) Đơn yêu cầu CNVCTH phán quyết TTNN trong trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định thì đơn yêu cầu phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
§ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
§ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng tài giữa các bên.
Nếu phán quyết trọng tài và thỏa thuận trọng tài không được lập bằng tiếng Việt, người nộp đơn phải gửi kèm theo bản dịch đã được công chứng, chứng thực hợp pháp của các văn bản này. Công ước 1958 quy định rằng, bản dịch phải được cán bộ hoặc phiên dịch có trình độ chứng thực hoặc cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự xác nhận (Điều IV Công ước 1958).
Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài có thể được gửi tới Tòa án theo hai cách:
(i) Gửi đến Bộ Tư pháp khi điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định và Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền sau khi kiểm tra sơ bộ đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 451 và Điều 454 BLTTDS).
(ii) Trong các trường hợp khác, tức là không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định việc gửi đến đơn Bộ Tư pháp, thì đơn yêu cầu có thể được nộp trực tiếp tới Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam (khoản 1 Điều 451 BLTTDS).
3.3 Bước 3: Xử lý đơn yêu cầu
Sau khi nhận đơn, Tòa án vào sổ nhận đơn; cấp giấy nhận đơn cho người nộp đơn nếu đơn nộp trực tiếp, gửi thông báo nhận đơn nếu nhận đơn qua đường bưu điện trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận đơn; thông báo ngay qua cổng thông tin điện tử của Tòa án nếu đơn gửi trực tuyến (khoản 1 Điều 191 BLTTDS 2015).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 363 BLTTDS);
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu (khoản 2 Điều 363 BLTTDS 2015) và có một trong các quyết định sau:
(i) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu nếu đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định;
(ii) Trả lại đơn yêu cầu và tài liệu chứng cứ kèm theo bằng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trả lại;
(iii) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ việc khi đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành (người nộp đơn), người phải thi hành (hoặc đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam), người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp và Bộ Tư pháp về việc thụ lý đơn yêu cầu (Điều 455 BLTTDS).
Chuẩn bị xét đơn yêu cầu: Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu không được quá 02 tháng kể từ ngày thụ lý và có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng nếu cần thiết để người được thi hành làm rõ những thông tin chưa rõ trong đơn (khoản 1 Điều 457 BLTTDS).
Hết thời hạn chuẩn bị xét đơn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý, Tòa án ban hành quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Phiên họp phải được mở trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ra quyết định (khoản 1 Điều 457 BLTTDS).
Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ việc cho Viện kiểm sát để nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày trước khi mở phiên họp (thời hạn tối đa để Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ là 15 ngày); khi hết thời hạn nêu trên, hồ sơ phải được trả lại cho Tòa án để mở phiên họp (khoản 1 Điều 457 BLTTDS).
3.4 Phạm vi xét đơn:
Phạm vi xét đơn yêu cầu được quy định tại khoản 4 Điều 458 BLTTDS, cụ thể:
(i) Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, Hội đồng không được xét xử lại tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài ra phán quyết.
(ii) Tòa án chỉ được kiểm tra, đối chiếu phán quyết của Trọng tài nước ngoài, giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định tại Chương XXXV và Chương XXXVII của Bộ luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để làm cơ sở cho việc ra quyết định công nhận hoặc không công nhận phán quyết đó.
Comments